Tin tức

Kiểm tra ắc quy – cách kiểm tra chất lượng ắc quy

Kiểm tra ắc quy là nhiệm vụ rất quan trọng để đảm bảo chất lượng acquy. Khi ắc quy đến tay người sử dụng, chúng đã được kiểm tra rất kỹ lưỡng về chất lượng. Điều này đảm bảo dung lượng acquy, các thông số nội trở, điện áp đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhưng qua thời gian sử dụng, chất lượng ắc quy sẽ bị suy giảm nên cần phải đo dung lượng bình acquy thường xuyên. Cách kiểm tra chất lượng ắc quy Có 3 cách kiểm tra chất lượng ắc quy: kiểm tra nồng độ dung dịch, đo thời gian nạp/xả và kiểm tra nội trở acquy. Cách kiểm tra chất lượng ắc quy băng đo nồng độ dung dịch, cách đo này có nhược điểm là phải mở bình bình acquy và kiểm tra dung dịch axit-chì bên trong. Trong khi đó, hầu hết thị trường đã chuyển sang sản xuất và xử dụng bình ắc quy kín khí. Cách kiểm tra ắc chất lượng ắc quy bằng đo thời gian nạp/ xả. Phương pháp này rất tốn thời gian nạp và xả. Các xác định dung lượng acquy bằng đo nội trở ắc quy là phương pháp tối ưu nhất, đáp ứng các yêu cầu về thời gian và khả năng tiện dụng. Các máy đo nội trở ắc quy đều có kích thước nhỏ gọn, linh hoạt, tốc độ đo nhanh, đo được ắc quy ngay cả khi ắc quy đang hoạt động. Muốn xác định chất lượng ắc quy, chúng ta cần phải đo nội trở ắc quy có đúng với thông sô kỹ thuật hay không. Nếu chất lượng ắc quy bị suy giảm thì nội trở ắc quy sẽ tăng lên so với thông số từ 1,5 đến 2 lần. Phương pháp kiểm tra ắc quy bằng đo nội trở. Một số tác nhân ảnh hưởng đến nội trở của ắc quy: Có thể phát hiện sự suy giảm chất lượng acquy qua thông số nội trở và kiểm tra lại theo điện áp và nhiệt độ của ắc quy Điện áp quá thấp thì acquy đã bị hỏng do ngắn mạch. Điện áp quá cao có thể do đang nạp hoặc có ắc quy khác nối tiếp vào. Ở mỗi chu trình nạp hoặc xả xẽ có nội trở khác nhau. kiểm tra ắc quy bằng phương pháo đo nội trở phải quan tâm đến nhiệt độ ắc quy vì nhiệt độ sẽ làm thay đổi nội trở của ắc quy. Đo nhiệt độ của dung dịch axit-chì bên trong cũng xác định được mức độ suy giảm ắc quy. Nếu trong ắc quy bị ngắn mạch, nhiệt độ của ắc quy cũng tăng cao trong khi nạp. Que đo của máy đo nội trở ắc quy Sử dụng các loại que đo khác nhau sẽ cho ra các kết quả kiểm tra khác nhau do sự khác biệt về hình dáng, kích thước và phương pháp đo. Tuy nhiên, người dùng yên tâm, tất cả các kết quả đo đều là chính xác đối với từng loại que đo. Vì vậy, khi kiểm tra dung lượng ắc quy 1 cách định kỳ theo thời gian thì khách hàng lưu ý nên sử dụng cùng một loại que đo để kết quả đo có tính đồng nhất. Máy đo nội trở ắc quy Tekon 950 Máy đo nội trở ắc quy Tekon 950 là thiết bị kiểm tra ắc quy hỗ trợ bảo trì hệ thống UPS, hệ thống tổ hợp ắc quy. Tekon 950 chô phép khả năng đo kiểm tra chính xác hỗ trợ chẩn đoán, đánh giá hiệu suất và mức độ lão hóa bằng cách kiểm tra các điều kiện riêng lẻ của ắc quy/accu/pin (tối đa 500V) trong cell, module hoặc pack. Các tính năng của máy Tekon 950 Máy đo nội trở acquy/accu/pin: tối đa 500V Đo điện áp tại các cực của ắc quy/pin (1000VDC) Đo điện áp của UPS (500VAC) Đo nhiệt độ, điện áp và dòng điện gợn sóng Đo dung lượng của ắc quy/pin Chẩn đoán tuổi thọ của acquy/pin và dự đoán tuổi thọ sử dụng (để xác định thời gian thay thế) Máy phân tích chất lượng acquy TEKON 950 có thể thực hiện quản lý lịch sử accu/pin bằng bộ nhớ 8MB Tự động giữ và lưu trữ dữ liệu Truyền dữ liệu đo đến các địa điểm từ xa (e-mail, máy chủ) bằng Ứng dụng di động. In dữ liệu đo lường trong các báo cáo Qúy khách có nhu cầu quan tâm đến các loại máy đo nội trở ắc quy Tekon, Hioki, Fluke, Megger xin vui lòng liên hệ.

Xem chi tiết

Tại sao việt nam sử dụng điện 220v 50hz

Hầu như các nước trên thế giới chọn sử dụng tần số 50hz và điện áp 220 – 240V, trong đó có cả Việt Nam. Ngoại lệ có những nướ sử dụng tần số 60Hz và điện áp 110 – 120V, là Châu Mỹ ( Bắc Mỹ, Nam Mỹ), các quốc gia ở Caribbean, một phần ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại sao Việt Nam sử dụng điện 220V 50Hz Lịch sử ngành điện. Hệ thống điện đầu tiên trên thế giới được công ty General Electric của Thomas Edison phân phối điện áp DC ở 110V tại Mỹ. Sau đó, Nikola Tesla đã nghĩ ra hệ thống điện xoay chiều 3 pha 240V. Ba pha có nghĩa là dòng điện xoay chiều hơi lệch pha được kết hợp với nhau tạo ra sự thay đổi lớn về điện áp xảy ra trong dòng xoay chiều. Ông đã tính toán tần số hiệu quả nhất là 1 chu kỳ trong vòng 60s hoặc 60Hz. Lo sợ khả năng mất an toàn dòng điện, Tesla đã giảm dòng điện xuống còn 120V. Với sự hậu thuẫn của công ty Westinghouse, hệ thống điện 120V 60Hz đã chở thành tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Do hệ thống đèn hồ quang hoạt động tốt hơn ở tần số 60Hz so với 50Hz nên đã được Westinghouse chọn. Trong khi đó, do Việt Nam trước kia là thuộc địa của Pháp nên đã xây dựng hệ thống điện 50Hz. Sau khi giải phóng năm 1975, hệ thống điện tại Miền Nam cũng đã được nâng cấp hệ thống điện dân dụng từ 208V/127V 50Hz lên 380/220V 50Hz, cao áp 66kV lên 110kV. Trong khi đo, ở miền Bắc cũng đã phát triển hệ thống điện 220V 50Hz từ hệ điện cũ 50Hz của Pháp, miền Bắc được các chuyên gia kỹ sư của khối XHCN Đông Âu hỗ trợ về kỹ thuật vì họ cũng dũng tần số 50Hz. Ưu nhược điểm của tần số 50Hz và 60Hz Tần số 60Hz Các máy biến áp sử dụng tần số 60Hz thường có kích thước nhỏ hơn và rẻ hơn so với các máy sử dụng tần số 60Hz. Tuy chỉ là sự khác biệt nhỏ, nhưng khi tính cả một hệ thống điện quốc gia thì thực sự là một sự khác biệt vô cùng lớn. Bóng đèn sử dụng hệ thống điện tần số 60Hz hoạt động ổn định hơn 50Hz, ít nhấp nháy hơn. Kiểm tra chất lượng điện năng dễ dàng hơn qua các thông số tiếng ồn tần số âm thanh và sóng hài so với 50Hz. Tần số 50Hz. Truyền tải năng lượng điện trong tần số 50Hz suy hao ít hơn so với tần số 60Hz. Anh hưởng của điện dung phân tán và độ tự cảm dòng điện cũng ít hơn ở tần số thấp hơn. Máy biến áp sử dụng tần số 50Hz được thiết kế cần nhiều vật liệu đồng và thép hơn, nhưng máy biến áp 60Hz cần phải sử dụng các tấm ngăn chặn hư tổn từ dòng điện xoáy đắt tiền hơn. Các nước sử dụng tần số nào? Châu âu. Công ty AEG của Đức đã bắt đầu sản xuất điện và trở thành công ty cung cấp điện hàng đầu ở Châu Âu. Họ đã quyết định sử dụng tần số 50Hz thay vì sử dụng 60Hz để phù hợp với tiêu chuẩn số kiệu của Đức, nhưng điện áp vẫn ở mức 120V. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cùng với sự thất bại của Đức, các nước Châu Âu đã chuyển sang sử dụng điện áp 220V tần số 50Hz để có hiệu quả tốt hơn trong truyền tải điện. Đế quốc Anh cũng đã chuyển sang hệ thống điện 220V và thay đổi điện áp từ 60Hz đến 50hz. Vì sau chiến tranh, nhu cầu điện và sủ dụng các thiết bị điện ở Châu Âu rất lớn, nước Anh đã nắm bắt cơ hội và thay đổi hệ thống điện để cung cấp điện và thiết bị cho Châu Âu. Hoa Kỳ. Hoa Kỳ sử dụng mạng lưới điện 120V 60Hz, trước đây họ cũng đã cân nhắc việc thay đổi sang 220V nhưng sau khi tính toán, chi phí thay thế quá lớn do tất cả các thiết bị điện từ trước đều sử dụng 120V. Một giải pháp đã được thay thế là sử dụng hệ thống điện 240V, sau khi truyền tải đến các hộ gia đình điện áp sẽ được chia thành 120V để phù hợp với các thiết bị điện. Một số thiết bị như bếp điện, bàn là sử dụng điện áp 240V. Brazil Các bang hầu hết sử dụng điện xoay chiều 110v đến 127V, nhưng nhiều khách sạn nhà hàng sử dụng điện áp 220V. Thủ đô của Brazil sử dụng điện áp 240V, tần số được sử dụng chung ở 60Hz. Nhật Bản Ở Nhật Bản, tất cả đều sử dụng chung điện áp 100V, nhưng tấn số lại sử dụng khác nhau ở các vùng. Năm 1985, Nhật Bản đã mua máy phát điện cho Tokyo của công ty AEG của Đức, và giống như châu âu toàn bộ Đông Nhật Bản sử dụng mạng lưới điện 100V 50Hz. Năm 1986, các thành phố ở phía Tây Nhật Bản đã được General Electri của Mỹ cung cấp máy phát có tần số 60Hz, từ đó đã tạo ra sự khác nhau giữa Đông và Tây Nhật Bản. Điều này cũng gây nên sự bất lợi cho người dân sử dụng, tăng chi phí cho các thiết bị và bộ điều hợp để phù hợp. Kết luận tại sao Việt Nam sử dụng điện 220V 50Hz Tại sao Việt Nam sử dụng hệ thống điện 200V 50Hz và hầu hết các nước đều sử dụng dụng tần số 50Hz mà Mỹ, Nhật lại sử dụng tần số 60Hz, không có bất kì một lý do khoa học nào cho điều đo. Nó chỉ là do yếu tố lịch sử đã bắt đầu như thế nào và sẽ tiếp tục như vậy.

Xem chi tiết

Các chỉ tiêu đánh giá, phân tích chất lượng điện ở việt nam

Vì sao cần phân tích chất lượng điện năng? Chất lượng điện năng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất thiết bị. Chất lượng điện là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị cũng như tuổi thọ của chúng. Chất lượng điện năng là mối quan tâm hàng đầu trong các ngành sản xuất. Chất lượng điện năng thấp có thể gây tăng/sụt áp, làm hỏng các thiết bị bán dẫn. Các công ty điện lực phải đảm bảo chất lượng điện năng tốt nhất khi phân phối đến người sử dụng. Vì vậy. việc đo kiểm, phân tích chất lượng điện trước khi phân phối là rất quan trọng. Đồng thời, các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình truyền tải điện cũng rất được quan tâm. Xã hội ngày càng quan tâm tới chất lượng điện. Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng điện năng. Các chỉ tiêu phân tích chất lượng điện năng ở Việt Nam Vào ngày 18/11/2015 Bộ Công Thương đã ký và bàn hành văn bản Thông tư 39, thay cho Thông tư 32 về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng điện năng ở Việt Nam. Thông tư này có một số chi tiết như sau: Tần số Tần số tiêu chuẩn của hệ thống mạng lưới điện ở Việt Nam là 50Hz Trong điều kiện bình thường, dải dao động cho phép là ±2% so với tần số tiêu chuẩn Trong điều kiện hệ thống chưa ổn định, dải dao động cho phép là ±5% so với tần số tiêu chuẩn Điện áp Các cấp điện áp tiêu chuẩn bao gồm: 110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,4 kV. Trong điều kiện bình thường, phạm vi điện áp dao động so với điện áp tiêu chuẩn là: Với khách hàng: ± 05 % Với nhà máy điện: + 10% và – 05 % Trong trường hợp sự cố nhẹ, dao động điện áp cho phép trong khoảng + 5 % và – 10 % so với điện áp tiêu chuẩn. Trong trường hợp sự cố nghiêm trọng, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ± 10 % so với điện áp tiêu chuẩn. Trong trường hợp khách hàng sử dụng lưới điện phân phối muốn điện áp cao hơn có thể trao đổi với các đơn vị phân phối điện. Cân bằng pha Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá 3 % điện áp tiêu chuẩn đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 05 % điện áp tiêu chuẩn đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp. Phân tích chất lượng điện năng bằng cách nào? Như vậy, việc phân tích chất lượng điện năng là tối quan trọng, không chỉ với các Điện lực, mà còn của khách hàng, các nhà máy sản xuất và của toàn xã hội. Vậy, phân tích chất lượng điện năng bằng cách nào? Hiện nay, việc này trở nên vô cùng đơn giản với các máy phân tích chất lượng điện năng của các hãng nổi tiếng như TEKON560 (Hàn Quốc), Chauvin Arnoux CA 8336, CA 8331 (Pháp), Fluke 435-II (Mỹ), Hioki PQ3198 (Nhật Bản)… Các thiết bị này phân tích đầy đủ các thông số: * đo điện áp/ dòng điện/ tần số * đo công suất thực/ biểu kiến/ phản kháng * đo hài dòng/ áp/ công suất * đo nhấp nháy điện áp * đo mất cân bằng dòng/ áp … và tất cả các sự cố bất thường của lưới điện trong tòa nhà, nhà máy, trạm điện…

Xem chi tiết